Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính

· Các xu hướng chung trên thị trường tài chính. Giữa các nhà đầu tư trên thị trường tài chính luôn tồn tại một xu hướng chung. Thí dụ, nếu một nhà đầu tư cho rằng những người khác đều đang muốn mua USD, họ cũng sẽ mua vào USD; hay nếu một khách hàng nghĩ các khách hàng khác đang rút tiền ra khỏi ngân hàng thì người đó cũng sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng. Các xu hướng này chính là một trong những yếu tố gây khủng hoảng tài chính. Nhiều chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, khởi đầu của các xu hướng này là những chính sách mâu thuẫn của chính phủ, hoặc các bất ổn chính trị gây tác động tới tỷ giá cố định, làm mất lòng tin của nhân dân.
· Các khoản vay đầu tư tài chính. Thí dụ, nếu một doanh nghiệp chỉ đầu tư bằng tiền của chính mình, trong trường hợp rủi ro, doanh nghiệp đó sẽ mất đi toàn bộ số tiền của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vay tiền để mở rộng đầu tư, nó sẽ có khả năng thu lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư; nhưng cũng có thể sẽ mất đi nhiều hơn số tài sản vốn có. Vì vậy, có thể nói rằng, các khoản vay đầu tư có thể thu lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nguy cơ gây phá sản. Khi một doanh nghiệp hay một tập đoàn tài chính bị phá sản, điều đó đồng nghĩa với việc nó mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ, và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính.
· Sự mất cân đối giữa thu nhập và số vay nợ. Sự mất cân đối này xảy ra khi các mối tương quan giữa thu nhập và số vay nợ không tương thích. Thí dụ, khi một ngân hàng nhận gửi những khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất kỳ lúc nào, rồi lấy số tiền thu được để cho vay những khoản vay dài hạn. Sự không tương xứng giữa những khoản tiền gửi không kỳ hạn và cho vay dài hạn là một trong những lý do khiến ngân hàng dễ phá sản ở những thời điểm khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt.

Các đặc điểm chung của các nước đang phát triển:

Những điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển có thể được phân thành 7 điểm chính:
1. Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ hiểu khi mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi xem xét quy mô sự khác nhau trong mức sống giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển. Một so sánh về mức sống giữa hai nhóm nước này được đưa ra trong một mục của cuốn sách này với một tiêu đề chung. Sự khác nhau về mức sống đã được đề cập rõ về Thu nhập bình quân đầu người (chú ý: phải tổng kết chắc chắn khái niệm "Theo đuổi sự bình đẳng về quyền lực" và lợi thế về "tỷ giá hối đoái" trong việc so sánh mức sống), Tỷ lệ gia tăng GNP tương đối, Phân phối Thu nhập quốc dân, Quy mô đói nghèo (chú ý: "nghèo đói tối đa" và "giới hạn nghèo đói quốc tế" là những khái niệm quan trọng mà bạn nên biết đến), Y tế và Giáo dục. Một thước đo về Y tế được đánh giá bởi tỷ lệ tử vong trẻ em, thiếu lương thực thực phẩm và bản chất cũng như quy mô của việc thiếu hệ thống chăm sóc sức khoẻ con người ở các nước thế giới thứ ba. (Chú ý: thông tin phản ánh ở các bảng và hình vẽ dưới đây đều phải được lưu ý, Bảng 2.3,2.6, Hình 2.4, 2.6 và 2.7)
2. Sản lượng thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Chúng ta cũng đề cập đến quan điểm về "việc tạo ra kết quả tích luỹ luân chuyển" của Gunner Myrdal. Năng suất lao động có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là bằng việc huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là bằng việc xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
3. Tỷ lệ tăng dân số cao và Gánh Nặng Phụ Thuộc: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển cao hơn tỷ lệ cùng loại ở các nước phát triển. Điều này cũng góp phần tạo ra Gánh Nặng Phụ Thuộc cao ở các nước đang phát triển. (Chú ý: định nghĩa về tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ tử vong thô là rất quan trọng)
4. Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng: Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau giữa các số liệu thất nghiệp được công bố và tình trạng thất nghiệp thực tế ở các nước đang phát triển. Trong quá trình này chúng ta bàn đến "các công nhân bất mãn" và các hình thức bán thất nghiệp khác nhau.
5. Sự phụ thuộc chủ yếu vào Sản lượng Nông nghiệp và Xuất khẩu sản phẩm cơ bản: Hầu hết các nước đang phát triển có một khu vực nông nghiệp rất lớn và phần lớn sản lượng xuất khẩu của họ thường là các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là một phong cách sống ở các nước đang phát triển. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp là một kết quả từ bản chất của một nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển. Mô hình nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng rất khác so với ở các nước phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động. Sau đây trong khoá học này chúng ta sẽ xem xét từng bất lợi mà các nước đang phát triển sẽ gặp phải khi họ cố gắng chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu một hàng hoá thô.
6. Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ: Thành công của một nền kinh tế thị trường phát triển phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của các điều kiện tiên quyết về luật pháp, văn hoá và thể chế nhất định. Chẳng hạn như bộ máy tư pháp mạnh, quyền sử hữu được xác định rõ ràng, hệ thống tiền tệ ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện, nhiều thông tin. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển phần lớn những điều kiện này phần lớn đã được đảm bảo, thì ở các nước đang phát triển nhiều cơ sở tổ chức và luật pháp còn thiếu thốn hay yếu kém. Kết quả là không phân phối được các nguồn lực.
7. Sự thống trị, Phụ thuộc và Yếu thế trong các Quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. (TQ hiệu đính: "tích tiểu thành đa". Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn có vốn thì phải biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu xài hoang phí, học đòi theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước phát triển.)