Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính

· Các xu hướng chung trên thị trường tài chính. Giữa các nhà đầu tư trên thị trường tài chính luôn tồn tại một xu hướng chung. Thí dụ, nếu một nhà đầu tư cho rằng những người khác đều đang muốn mua USD, họ cũng sẽ mua vào USD; hay nếu một khách hàng nghĩ các khách hàng khác đang rút tiền ra khỏi ngân hàng thì người đó cũng sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng. Các xu hướng này chính là một trong những yếu tố gây khủng hoảng tài chính. Nhiều chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, khởi đầu của các xu hướng này là những chính sách mâu thuẫn của chính phủ, hoặc các bất ổn chính trị gây tác động tới tỷ giá cố định, làm mất lòng tin của nhân dân.
· Các khoản vay đầu tư tài chính. Thí dụ, nếu một doanh nghiệp chỉ đầu tư bằng tiền của chính mình, trong trường hợp rủi ro, doanh nghiệp đó sẽ mất đi toàn bộ số tiền của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vay tiền để mở rộng đầu tư, nó sẽ có khả năng thu lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư; nhưng cũng có thể sẽ mất đi nhiều hơn số tài sản vốn có. Vì vậy, có thể nói rằng, các khoản vay đầu tư có thể thu lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nguy cơ gây phá sản. Khi một doanh nghiệp hay một tập đoàn tài chính bị phá sản, điều đó đồng nghĩa với việc nó mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ, và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính.
· Sự mất cân đối giữa thu nhập và số vay nợ. Sự mất cân đối này xảy ra khi các mối tương quan giữa thu nhập và số vay nợ không tương thích. Thí dụ, khi một ngân hàng nhận gửi những khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất kỳ lúc nào, rồi lấy số tiền thu được để cho vay những khoản vay dài hạn. Sự không tương xứng giữa những khoản tiền gửi không kỳ hạn và cho vay dài hạn là một trong những lý do khiến ngân hàng dễ phá sản ở những thời điểm khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét