Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Trả lời các vấn đề về chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn

Theo Báo Điện Biên Phủ - 14/01/2010

Kiến nghị: Đề nghị Nhà nước sớm cụ thể hoá chính sách để quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, có chính sách quy hoạch và phát triển kinh tế theo vùng, miền, bao tiêu sản phẩm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các công trình văn hoá xã hội, từng bước giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; đề nghị nhà nước nghiên cứu xây dựng “mô hình nông thôn mới” và hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Bộ NN-PTNT trả lời tại Công văn số 2847/BNN-KTHT ngày 08/9/2009 như sau:

Vấn đề cử tri đặt ra cũng là những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết, như sau:

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 09/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2009-2020. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị khác liên quan hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về chương trình hành động của Chính phủ để khẳng định và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện nay các quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết Trung ương đang được các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gấp rút tổ chức triển khai những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a. Thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

b. Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2020 gồm: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu Quốc gia về thích ứng với sự biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn.

c. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch: Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; Rà soát và xây dựng mới các quy hoạch; rà soát, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông; rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ lợi; rà soát, bổ sung quy hoạch về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

d. Xây dựng các đề án chuyên ngành theo các nhóm: Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại; Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

e. Đối với một số dự án Luật và chính sách trong đó có bổ sung, sửa đổi một số các chính sách như: Sửa đổi Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư. Xây dựng các bộ Luật: Nông nghiệp, Thú y, Bảo vệ thực vật, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Tài nguyên nước; xây dựng chính sách bảo vệ đất lúa và an ninh lương thực quốc gia, chính sách tín dụng nông thôn; chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; chính sách thu hút tri thức về nông thôn.

Về xây dựng mô hình nông thôn mới: Hiện Ban bí thư Trung ương Đảng đã lựa chọn 11 địa phương triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ ban hành. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang gấp rút xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 9/2009 và đưa ra xin ý kiến Quốc hội vào tháng 10/2009 để có thể triển khai từ năm 2010.

Đề nghị đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mương

Kiến nghị: Các công trình thuỷ lợi, hệ thống hồ đập, kênh mương hiện nay, nhiều nơi đã xuống cấp hết sức nghiêm trọng, không đảm bảo tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư Chương trình kiên cố hoá kênh mương, cơ giới hoá trong nông nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.

Trả lời:Vấn đề này, Bộ NN-PTNT trả lời tại công văn số 2638 / BNN-TL ngày 28/8/2009

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 và số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn 2009-2015 và đầu tư sửa chữa, xây dựng trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp khi có nhu cầu. Theo đó, năm 2009, Nhà nước bố trí 4.000 tỷ đồng (từ năm 2010 trở đi, mỗi năm khoảng 2.000 tỷ đồng) từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ các địa phương thực hiện các chương trình trên.

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính đã có Quyết định số 249/QĐ-BTC ngày 06 tháng 02 năm 2009phân bổ mức vốn vay năm 2009 cho từng địa phương và Thông tư 156/2009/TT-BTC ngày 03 tháng 8 năm 2009 hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp khi có nhu cầu.

Triển khai chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp-nông thôn-nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị số 1010/CT-BNN-TL ngày 20/4/2009 về việc tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hoá kênh mương và văn bản số 2793/BNN-TL ngày 19/5/2009 yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá kết quả thực hiện công tác kiên cố hoá kênh mương những năm qua, đề xuất danh mục các dự án kiên cố hoá kênh mương, phương án tổ chức quản lý hệ thống kênh mương sau đầu tư. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tổng hợp nhu cầu đầu tư kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2009-2015, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đầu tư.

Đề nghị nâng mức hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng, vì hiện nay mức hỗ trợ quá thấp so với giá cả thị trường, không đảm bảo và khuyến khích được người dân tích cực tham gia phát triển và bảo vệ rừng.

Trả lời: Bộ NN-PTNT đã trả lời tại Công văn số 2608/BNN-TL ngày 27/8/2009:

- Mức hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng trong dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức 100.000đ/ha/năm trên số diện tích theo kế hoạch hàng năm theo Nghị quyết 73 của Quốc hội;

Ngoài ra Chính phủ cũng đã điều chỉnh tăng mức hỗ trợ và tăng diện khoán bảo vệ rừng đối với các huyện nghèo thuộc đối tượng của Nghị quyết 30a.

- Theo đề nghị của cử tri nhiều tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng phương án tăng mức khoán bảo vệ rừng và đã có Văn bản số 1903/BNN-LN ngày 02/7/2009 gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề này; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổng hợp ý kiến của các Bộ có liên quan và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

Về chất lượng phân bón

Kiến nghị:Tình trạng làm và buôn bán phân bón giả, kém chất lượng chưa được ngăn chặn và đẩy lùi, gây thiệt hại cho nông dân. Cử tri đề nghị các ngành, các cấp có sự chỉ đạo, phối hợp kiểm tra và có chế tài nghiệm minh đối với các hành vi này nhằm giảm thiệt hại cho nông dân

Trả lời: Tại Công văn số 2777/BNN-TT ngày 03/9/2009, Bộ NN-PTNT trả lời như sau:

Để tránh gây thiệt hại cho nông dân, trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng trình Quốc hội ban hành hoặc trực tiếp ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối với người sản xuất, nhập khẩu, buôn bán các loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả tại các văn bản sau:

- Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

- Pháp lệnh số 04/2008/QH12 ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;

- Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

- Nghị định số 37/2005/NĐ-CP, ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá;

- Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện phápcấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng;

- Trường hợp vi phạm gây hiệu quả nghiêm trọng, sản xuất, kinh doanh phân bón giả thì xử lý hình sự và truy tố trước pháp luật theo quy định tại điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159 của Bộ Luật hình sự;

- Quyết định số 100/2008-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện phân cấp triệt để công tác kiểm tra chất lượng cho các địa phương, đã tổ chức đào tạo người lấy mẫu phân bón cho các đối tượng là cán bộ thanh tra, cán bộ quản lý thị trường, hải quan và các cán bộ chuyên môn của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất việc lấy mẫu phân bón trong phạm vi toàn quốc. Thực hiện thẩm định chỉ định các đơn vị phân tích chất lượng phân bón trên toàn quốc.

Thực hiện Quyết định của Chính phủ, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các ban ngành khác đang soạn thảo, xây dựng Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón. Tại Nghị định này các khái niệm hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ được làm rõ để làm cơ sở cho việc xử phạt. Nếu xác định là hàng giả thì sẽ bị xử lý hình sự. Mức xử phạt được đưa ra tuỳ theo mức độ vi phạm về chất lượng, mức độ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xử phạt theo mức luỹ tiến đảm bảo sự răn đe và làm trong sạch môi trường sản xuất, kinh doanh phân bón.

Tuy nhiên do hiện nay ta phải nhập 50% lượng URE, 100% lượng phân SA, DAP, Kaly nên giá cả phụ thuộc rất lớn vào thị trường quốc tế. Để giúp bình ổn giá, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương thường xuyên dự báo thị trường, thông tin đến các địa phương, doanh nghiệp xu thế giá cả, đề xuất những biện pháp về thuế xuất nhập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét